Đế quốc Bỉ Lịch_sử_Bỉ

Stanard bác bỏ quan điểm thông thường của nhiều người, cho rằng nước Bỉ là"Đế quốc bất đắc dĩ". Ông lập luận rằng"người dân bình thường dần trở nên hiểu và ủng hộ thuộc địa. Người Bỉ không chỉ ủng hộ đế chế một cách rõ rệt, mà nhiều người còn theo chủ nghĩa đế quốc toàn tòng, với bằng chứng là đã có rất nhiều chiến dịch tuyên truyền ủng hộ Congo được biết đến rộng rãi, kéo dài và được đón nhận nồng nhiệt".[66]

Tranh biếm họa của Anh năm 1906 có tên gọi Punch, miêu tả vua Leopold II là một con rắn bằng cao su đang quấn lấy người đàn ông CongoBài viết chính: Nhà nước Tự do CongoCongo thuôc Bỉ

Tại Hội nghị Berlin năm 1884–1885, Congo được trao hoàn toàn vào tay vua Leopold II của Bỉ, ông đặt tên lãnh địa là Nhà nước Tự do Congo, với mục tiêu ban đầu là trở thành khu vực mậu dịch tự do quốc tế, mở cửa cho tất cả các thương gia châu Âu.[67] Nhà vua Leopold là cổ đông chính của Công ty thương mại Bỉ, có trụ sở thương mại tại khu vực Hạ Congo trong giai đoạn giữa năm 1879 và 1884.[68] Cuối cùng quyền lực được chuyển giao cho nước Bỉ vào năm 1908, dưới áp lực nặng nề của công luận quốc tế sau khi có nhiều báo cáo về việc sai phạm và lạm dụng người lao động bản xứ. Lãnh thổ Congo rộng gần 2,4 triệu km²,[69] lớn hơn 80 lần diện tích nước Bỉ. Các dự án phát triển đầu tiên diễn ra trong giai đoạn Nhà nước Tự do, như đường ray xe lửa chạy từ Léopoldville tới bờ biển, mất tới vài năm để hoàn thành.

Giai đoạn Nhà nước Tự do Congo mang nhiều tai tiếng, nhất là về các vụ tàn sát bạo lực diễn ra dưới thời kì này. Nhà nước này ở vị thế là một nhà kinh doanh, (quốc gia được điều hành bởi một công ty tư nhân do chính Leopold sở hữu), do đó nhà nước nhắm tới kiếm được càng nhiều tiền càng tốt từ việc xuất khẩu hàng thô từ lãnh địa. Tài sản cá nhân của vua Leopold đã tăng lên đáng kể nhờ việc thu nhập từ cao su tại Congo, trước đây mặt hàng này chưa từng được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn như vậy, để phục vụ cho thị trường lốp xe đang nổi lên nhanh chóng. Trong suốt giai đoạn 1885-1908, đã có tới tám triệu người Congo chết do bị bóc lột và bệnh tật trong khi tỉ lệ sinh cũng sụt giảm.[70] Tuy nhiên những ước tính này chỉ là đại khái, và không có con số chính thức nào cho thời kì đó.[71]

Để thực hiện luật hạn ngạch cao su, tổ chức Force Publique (FP) được thành lập. Mặc dù tổ chức Force Publique trên danh nghĩa là lực lượng quân đội (lực lượng này sau này sẽ tham gia chiến đấu cả trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ nhất), song vào thời kì Nhà nước tự do Congo thì nhiệm vụ chính của lực lượng này là áp đặt luật hạn ngạch cao su tại các khu vực nông thôn. Việc tống giam và hành hình theo trình tự sơ sài là điều phổ biến. Hình phạt chặt chân tay cũng đôi khi được lực lượng Force Publique thực hiện để thực thi luật hạn ngạch.[72]

Sau khi xuất hiện các báo cáo từ các hội truyền giáo, bùng nổ các chiến dịch bức xúc về đạo đức trước tình hình này, đặc biệt là tại Anh và Mỹ. Tổ chức tái thiết Congo, điều hành bởi Edmund Dene Morel, đóng vai trò cực kì quan trọng trong chiến dịch, họ đã công bố rất nhiều tiểu luận và sách in bán rất chạy (bao gồm cả cuốn Red Rubber), những sản phẩm truyền thông này đã tiếp cận được đông đảo công chúng. Leopold đã bổ nhiệm và chu cấp tài chính cho một nhóm điệp vụ do chính nhà vua lập ra, để giải quyết những lời đồn đại về Nhà nước Tự do Congo, nhưng cuối cùng chính nhóm điệp vụ lại xác nhận tình trạng này, và bắt đầu điều tra về các vụ bạo hành.

Nghị viện Bỉ từ lâu đã từ chối không nhận thuộc địa, do sợ gánh nặng tài chính. Vào năm 1908, Nghị viện Bỉ buộc phải phản hồi lại sức ép từ quốc tế, và sáp nhập Nhà nước Tự do Congo như đề xuất của những người thực hiện chiến dịch. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Bỉ bị Liên Hiệp Quốc chỉ trích do không có tiến triển gì trên mặt trận chính trị, như các quốc gia thực dân khác đang làm. Mặc dù có nhiều chiến dịch tuyên truyền trong nước Bỉ, song chỉ một số ít người Bỉ thể hiện quan tâm đến thuộc địa, rất ít người tới thuộc địa, và tinh thần nhiệt tình ủng hộ đế quốc chưa bao giờ thực sự lan rộng. Chính phủ giới hạn việc người Congo định cư trong nước Bỉ.[73]

Các quyền chính trị không được trao cho người dân châu Phi cho tới tận năm 1956, khi tầng lớp trung lưu phát triển (được gọi là Évolué) được nhận quyền bầu cử và nền kinh tế vẫn khá kém phát triển dẫu có của cải từ khoáng sản tại Katanga. Trong vòng 18 tháng, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1959, đã xảy ra tình trạng bất ổn về chính trị và cảm giác ái quốc Phi châu trở nên rõ rệt hơn, tạo nên ảnh hưởng khiến chính phủ Bỉ giải quyết vấn đề độc lập cho thuộc địa vào năm 1960.

Tại Hội nghị bàn tròn về vấn đề độc lập, nước Bỉ yêu cầu xây dựng quá trình độc lập từ từ trong vòng 4 năm, nhưng sau một loạt các cuộc nổi loạn vào năm 1959, quyết định được đưa ra là đẩy nhanh tiến độ độc lập trong vòng vài tháng. Tình hình lộn xộn khiến nước Bỉ tách mình khỏi Congo gây ra ly khai tại tỉnh Katanga giàu có được chống lưng bởi phương Tây và cả cuộc nội chiến kéo dài được biết đến với cái tên Khủng hoảng Congo.

Tô giới Bỉ tại Thiên Tân, Trung Quốc được lập ra vào năm 1902. Bỉ đầu tư ít và không tiến hành định cư, tuy nhiên việc này cũng đem lại một hợp đồng cung cấp đèn điện và hệ thống tàu điện. Vào năm 1906, Thiên Tân trở thành thành phố đầu tiên tại Trung Quốc có hệ thống giao thông công cộng hiện đại. Cung cấp điện, thắp đèn và kinh doanh tàu điện là các thương vụ đầu tư mạo hiểm có lãi lớn. Tất cả các toa xe lửa đều do ngành công nghiệp của Bỉ cung cấp, và cho tới năm 1914, mạng lưới này cũng đã lan rộng tới các tô giới xung quanh của Áo, Pháp, Ý, Nhật và Nga.

Sau thất bại của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Bỉ nhận ủy thác của Hội quốc Liên và chịu trách nhiệm cho vùng Ruanda-Urundi. Thuộc địa này được cai quản tương tự như cách cai quản của các nhà cầm quyền Đức trước đó, tiếp tục thực hiện các chính sách như thẻ nhân dạng theo dân tộc. Vào năm 1959, có thể nhận thấy rõ các phong trào hướng tới xu hướng độc lập tại vùng lãnh thổ này, và cuộc biến động gây ra bởi PARMEHUTU, một đảng chính trị của người Hutu là bằng chứng rõ ràng nhất. Vào năm 1960, cuộc Khởi nghĩa Rwanda xảy ra và nước Bỉ đã thay đổi kế hoạch bổ nhiệm các tộc trưởng và phó tộc trưởng, để đưa người Hutu lên nắm các vị trí này.

Ruanda-Urundi giành độc lập vào năm 1962 và 2 vùng trong khu vực là RwandaBurundi chủ động chia tách.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Bỉ http://www.archeonet.be/?p=7562 http://diplomatie.belgium.be/en/policy/european_un... http://www.belgium.be/en/about_belgium/country/his... http://www.belgium.be/en/news/2009/news_unifil.jsp http://www.belgium.be/eportal/application?origin=i... http://www.cicb.be http://www.gva.be/dossiers/-i/irak/23.asp http://www.klm-mra.be/klm-new/frans/main01.php?id=... http://www.nieuwsblad.be/Article/Detail.aspx?Artic... http://www.asiantribune.com/index.php?q=node/1775